„NICHTS IST UNMÖGLICH“
[oder die Lehre des höchsten Wagens]
Zu Lebzeiten Buddhas wurde einmal am Ufer des schnell
fließenden Ganges Flusses ein starker Mann von einem giftigen Pfeil getroffen.
Der Pfeil kam aus einem unbekannten Versteck und drang zwar nicht sehr tief in
den Körper ein, blieb jedoch stecken. Die Verletzung war daher nicht sofort
tödlich, es blieb jedoch nicht viel Zeit, bis das tödliche Gift seine Wirkung
entfalten würde. Der Mann fällt wie gelähmt auf die Knie und fragte sich
nachdenklich:
„Wer hat mich denn angeschossen? Aus welchem Versteck hat er
geschossen? Was für einen Bogen hat derjenige Feind? Aus welchem Material
besteht dieser Bogen? Mit welchem Gift war dieser Pfeil getränkt?“ und so
weiter und so fort. Der Mann überlegte sehr tiefgründig und fragte sich sehr
gewissenhaft alle möglichen Fragen, auf die er zurückgreifen konnte: Warum?
Weshalb? etc. er vom Pfeil getroffen wurde… Die Zeit verging und der Mann
versank in seinen ungelösten Fragen und fiel langsam in sich zusammen von dem
tödlichen Gift, das nun seine Wirkung entfaltet hatte.
Das war die kurze Zusammenfassung der Geschichte, welche
Buddha einem gewissenhaften Mann erzählte, der über philosophische Überlegungen
mit Buddha diskutieren wollte - ein Mann, der noch zwischen wesentlich und
unwesentlich zweifelnd hin und her schwankte. Dabei verdrängte er aber das ihn
quälende Leid, nach welchem er für seine Befreiung zuallererst und sofort
Buddha hätte fragen sollen.
Über 2600 Jahre später fließt der Ganges Fluß wie einst,
seit jeher zeitlos eilend, und an derselben Uferstelle des damaligen Unglücks
rutscht ein anderer Mann ins tiefe Gewässer.
Schwimmen kann er offensichtlich nicht.
Hoffnungsvoll strampelt er gegen das Ertrinken an. Da treibt plötzlich
der Strom ein Boot mit einem Mann flussabwärts herbei. Der Mann im Boot rudert
auf den verunglückten Mann zu und ruft laut:
- „Reichen
Sie mir Ihre Hand!“
Der Mann im Wasser strampelt weiter, antwortet nicht, reicht
ihm auch nicht die Hand. Der Mann im Boot versucht den Mann im Wasser von allen
Seiten anzupacken, um ihm Halt zu bieten und versucht, ihn aus dem Wasser
heraus zu ziehen. Da schreit der Mann im Wasser wütend:
- „Fassen
Sie mich nicht an! Kommen Sie mir bloß nicht zu nahe!“
Der Mann im Boot fragt verblüfft:
- „Wollen
Sie denn nicht gerettet werden?“
Da fragt der Mann im Wasser beim herum strampeln energisch
zurück:
- „Was
kostet mich das? Wer sind Sie? Ist Ihr Boot groß und sicher genug? Ist es für
zwei Personen zugelassen? Von welcher Uferseite kommen Sie her? Links? Rechts?
Mitte? Wo treiben Sie hin?“
Der Mann will noch vieles fragen, strampelt jedoch stark,
verliert dabei seine Kraft und versinkt plötzlich im Wasser. Der Mann im Boot
überlegt und sucht nach einer kurzen Antwort. Als der andere seinen Kopf noch
einmal über das Wasser hebt, sagt der Mann im Boot:
- „Es kostet nichts!“
Der Mann im Wasser schreit dem Mann im Boot noch sehr besserwisserisch zu:
- „Nichts - ist unmöglich!!!“, dann versinkt er wieder im Wasser.
Der Mann im Boot überlegt weiter und sucht nach einer passenden Antwort. Als der andere Mann noch einmal über Wasser kommt, sagt er zu ihm, der nun kaum mehr durchhält:
- „Für Sie
kostet es jetzt nur noch die Dummheit!“
Mit voller Wucht hebt der Mann den Kopf zum letzten Mal über
das Wasser und schreit:
- „Zuuu
teuer!!! Ich sterbe lieber!“
Dies war nicht das letzte Mal, dass sich die beiden Männer
gesehen haben. Doch der tausendjährige, fortwährend wandelnde Samsara fließt
zeitlos seit jeher, treibt das Boot und die beiden Männer plötzlich zueinander
hin, reißt sie so im Nu voneinander weg, mit oder ohne Boot - man trifft sich
nicht zweimal im selben Gewässer.
„BEFREIE ALLE LEBEWESEN SO,
DASS ES WEDER BEFREITE NOCH
BEFREIER GIBT!“.
["Diamant-Prajnaparamita-Sutra"]
***
BẤT KHẢ TUYỆT
KHÔNG
Vào thời Đức Phật còn tại thế, trên một
bến sông Hằng mùa nước lên, có người đàn ông bị trúng thương bởi một mũi tên đã
tẩm thuốc độc, bắn lén từ một bụi cây. Mũi tên cắm không sâu, không gây tử
thương tức thời nhưng mắc lại trong cơ bắp, và thời gian chỉ còn là gang tấc
cho đến khi thuốc độc phát tán tác dụng.
Người đàn ông bị trúng tên, đứng khựng lại,
quỳ xuống và… suy nghĩ rồi tự hỏi: Kẻ nào đã bắn ta? Tại sao hắn lại bắn ta? Hắn
bắn từ chỗ nào? Bằng loại cung nào? gỗ gì? Tẩm loại thuốc độc gì? Cách chế biến
ra sao? Người đàn ông này tiếp tục hỏi, thời gian trôi đi, anh ta vẫn trầm ngâm
suy nghĩ và hỏi rồi dần dần gục xuống bởi thuốc độc giờ đây đã ngấm toàn cơ thể.
Trên đây là vài dòng tóm tắt nội dung bối cảnh câu chuyện mà Đức Phật đã kể cho một người đàn ông thế trí biện thông từ xa đến tìm gặp Phật, đáng ra nên gấp gáp hỏi Ngài làm sao vượt thoát sinh tử, giải thoát vô minh …, nhưng rồi anh ta đã chỉ muốn tranh luận và triết lý xuông.
Hơn 2600 năm sau, nước sông Hằng vẫn chẩy
như mênh mang vô tận, cũng trên khúc sông này năm xưa, mùa nước lên, có người
đàn ông khác vì sơ ý bị lỡ chân vấp ngã xuống dòng nước sâu. Người đàn ông
không biết bơi nên anh ta cố vùng vẫy để khỏi bị dòng nước nhấn chìm. Bỗng đâu
có một chiếc thuyền nhỏ chở một người đàn ông khác xuôi dòng trôi đến. Người
đàn ông trên thuyền chèo vội đến chỗ người bị nạn và nói to:
-
„Anh đưa tay đây!“
Người dưới nước vẫn vùng vẫy, không trả lời, cũng chẳng đưa tay. Người trên thuyền cố tìm cách tiếp cận để người bị nạn có một chỗ bám, hoặc có thể kéo anh ta lên khỏi mặt nước, nhưng người đàn ông dưới nước bỗng la lớn:
-
„Tránh xa ra! Chớ động vào ta!“
Người trên thuyền chững lại,
ngạc nghiên hỏi:
-
„Anh không muốn được cứu sao?“
Người đàn ông dưới nước hỏi
liền một mạch:
-
„Khoan nào! Ta có phải trả anh cái gì không? Thuyền
của anh có an toàn không? Có chở được hai người không? Mà anh là ai chứ? Từ đâu
đến? Đến từ bờ nào? Bên này? Bên kia? Ở giữa dòng? Anh đi về đâu?“
Người đàn ông dưới nước còn muốn hỏi thật nhiều nữa, nhưng vì phải vùng vẫy nên anh ta đuối sức và chìm nghỉm xuống nước. Người đàn ông trên thuyền suy nghĩ để tìm một câu trả lời. Khi người đàn ông dưới nước lấy lại sức và ngoi lên mặt nước một lần nữa thì người trên thuyền nói nhanh:
-
„Chẳng mất gì hết, miễn phí tuyệt đối!“
Như một triết gia sành
chuyện giá cả, người dưới nước phản ứng ngay:
-
„Vô lý! Chẳng thể có chuyện không mất
gì!“ [„Bất khả tuyệt không“!]
Nói xong anh ta lại chìm
xuống nước. Người trên thuyền lo lắng, cố nghĩ cho được một câu trả lời vừa ý.
Lúc này người đàn ông dưới nước lại chới với trồi lên mặt nước, chắc là lần
cuối, vì anh ta đã có vẻ rất kiệt sức, nên người trên thuyền nói nhanh:
-
„Anh chỉ mất đi một chút ngu si thôi! Nào
đưa tay đây!“
Người đàn ông dưới nước lấy
hết sức quát to:
-
„Đắt….. th…ế! Chết là hơn!“
Nói rồi anh ta để dòng nước
xoáy nuốt chửng cuốn đi, người trên thuyền thương tiếc ngóng theo, nhưng chỉ còn
thấy sóng nước trập trùng bất tận.
Đây chẳng phải lần đầu,
chưa là lần cuối trong cõi vô tận thủy chung Samsara, nơi muôn vạn dòng sông
con nước đã từ vô lượng kiếp đổi sóng thay bờ, cuốn trôi vô lượng vô biên chúng
sinh cùng bao bụi trần tội nghiệp, dường như lỡ ý vô tình đưa đẩy chúng sinh gặp
nhau trong chốc lát để lìa xa trong vô biên - có thuyền hay không, người thế
gian cũng không gặp nhau hai lần trong một dòng nước.
„Hãy độ thoát tất cả chúng sinh mà không thấy có kẻ độ và người được độ“
[Kinh „Kim
cương Bát nhã ba la mật“]
Chính Tâm